Ông Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) trồng, và khi đã có nhiều trái ông Mẫn đem mít đi dự hội thi trái cây ngon - an toàn Nam Bộ lần thứ 2 ở TP.HCM. Có hơn chục giống mít dự thi, trong đó trái mít của ông nặng chừng 20 ký, da xù xì, còn mít của các nơi khác như mít Thái da bóng, gai nở đều rất bắt mắt.Vợ chồng một chủ trang trại ở tỉnh Quảng Ngãi nhìn trái mít của ông, tỏ ý cười rồi chê làm nhiều khác xì xào theo. "Tôi cũng thấy mắc cỡ quá, bèn bỏ trái mít ở điểm thi, ra nơi khác đứng", ông nói.
Các loại mít các nơi cắt trước, cắt trái nào cũng hột và mủ chảy tùm lum. Đến lượt trái mít của ông ông Mẫn, TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, Chủ tịch Hội đồng giám khảo gọi ông lên để cắt. Ông run run, cầm dao, thầm mong trái mít cắt ra được như những trái mít ở nhà.
Ông cười hể hả: "Trái mít cắt làm hai, rồi chẻ ra, lạng cùi lạng vỏ, cắt từng cục như dưa hấu, mời mọi người cùng ăn, ai ăn cũng đều khen giống mít quá lạ và ngon, không có chút mủ nào". Mít của ông Mẫn đoạt giải trái cây lạ, ngon của hội thi.Mít không hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỉ lệ phần ăn được trên 90 %. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 9-10 kg, trái lớn 13-15 kg. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, quả cân đối.
Mít không hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao. Khi trái già vỏ có màu vàng xanh, gai nở, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm.
Các giống mít bà con nhà vườn trồng nhiều hiện nay chủ yếu là các dòng mít nghệ, mít dừa có nguồn gốc trong nước hay các giống nhập
Thời gian từ trồng đến cho trái 14-18 tháng, nếu điều kiện chăm sóc tốt đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới, cây cho trái sau khi trồng 10-12 tháng. Cây con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ. Giá bán và hiệu quả kinh tế cao nhất so với các giống mít được trồng hiện nay.
II Công dụng của các loại mít
Mít ra trái vào giữa mùa xuân và chín vào cuối tháng hè (ngoài ra còn một số loại cho trái quanh năm), là một loại trái cây không chỉ giàu dinh dưỡng mà nhiều bộ phận của nó còn là vịthuốc tốt.
Mít là loài cây thuộc họ dâu tằm có nguồn gốc từ các nước như Ấn Độ, Bangladessh…, vốn là loại trái cây quen thuộc với mọi người, quả mít là một đặc sản luôn được ưa chuộng. Mít ra trái vào giữa mùa xuân và chín vào cuối tháng hè (tháng 7 -8), mít là một loại trái cây không chỉ giàu dinh dưỡng mà nhiều bộ phận của nó còn là vị thuốc tốt.
Cây mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) v.v,… Mít ăn trái, còn thân cây mít là một loại gỗ quý, dùng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc, khắc dấu, khắc bản in, làm khuôn đóng xôi, oản... Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật.
Quả mít là một loại trái cây có nhiều thịt, ngọt và thơm. Ngoại trừ lớp vỏ gai, những phần còn lại của quả mít đều ăn được.
Quả mít chứa nhiều hàm lượng đường, có nhiệt lượng cao. Vỏ ngoài trái mít tua tủa gai ngắn. Trái mọc ngay trên thân cây, trên cành chính, đôi khi ngay cả trên rễ phần nổi lên khỏi mặt đất ở dưới gốc cây.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g mít
Mít dai: năng lượng: 48kcal, nước: 85,4g, protein: 0,6g, gluxit: 11,4g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 180mg, vitaminC: 5mg,…
Mít mật: năng lượng: 62kcal, nước: 82,2g, protein: 1,5g, gluxit: 14,0g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 80mg, vitaminC: 5mg,…
(Nguồn: Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam).
Ngoài ra cả 2 loại mít đều rất giàu các vitamin B1, B2, PP… Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn giàu kali sẽ giúp làm giảm huyết áp, mà trong mít lại chứa khá nhiều kali, 100gam có tới 300 mg.
Trong mít còn có chứa nhiều chất phytonutrient (lignans, isoflavones và saponins) rất có lợi cho sức khỏe. Những chất này có đặc tính là chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và làm chậm lại tiến trình thoái hóa tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da.
Múi mít: khi chín màu vàng cam, vị ngọt. Mít không hạt được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, trái rất sai và ngon. Đặc biệt, giống mít tố nữ là một loại mít trái nhỏ, khi chín màu vàng sẫm. Múi mít dính vào lõi chặt hơn vào vỏ nên khi mít chín cầm cuống rút ra có thể kéo theo toàn bộ các múi. Ngoài mít tố nữ, còn có khá nhiều loại mít khác mà nhiều người xếp vào hai nhóm: mít dai (mít khô) múi dày, vị ngọt đậm và giòn; mít mật (mít ướt) múi mềm, hơi nát vị ngọt mát.
Múi mít chín thường được ăn tươi, vào mùa mít chín, bóc múi mít bỏ vào hộp, cho vào tủ lạnh ăn vừa mát, vừa ngọt lại thơm là món ưa thích của nhiều người dân Việt Nam. Ngày tết những gói mít xấy ăn giòn tan hầu như có mặt trong khay bánh kẹo của mỗi nhà, mứt mít cũng là món lai rai của lớp trẻ.
Ngày nay người ta còn chế biến nhiều món ngon từ mít nào là chè mít, kem mít, gỏi mít, mít lên men rượu…
Xơ mít: có thể dùng muối chua như muối dưa, làm gỏi mít, hoặc nấu canh…
Có một món ngon nổi tiếng được làm từ xơ mít được gọi là nhút dùng để ăn kèm trong bữa cơm hàng ngày thay cho dưa và cà. Nhút có hai loại là nhút mít non và nhút xơ mít. Người ta thường chọn xơ của quả mít mật rồi chỉ cần trộn với một chút muối và đem gói chặt trong mo cau để khoảng hai ngày là ăn được. Thế nên nhút vừa có vị thơm ngọt của mít, vừa thoang thoảng hương cau khiến cho ai được nếm thử cũng cảm thấy thích thú. Vì vậy mới có câu: "Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn”, món nộm làm bằng mít và cà thái nhỏ trộn với thính rồi để chua cũng là món ăn ưa thích của người dân miền Trung.
Canh xơ mít cũng là một món ngon không kém. Đặc trưng của món canh này là không cần đến một chút bột ngọt nào cả mà nước canh vẫn ngọt đậm đà. Canh thường được nấu với cá hoặc thịt nạc cùng một chút hành, vài lát ớt và rau om (rau ngổ) chan vào với cơm gạo tám thì chẳng còn gì bằng.
Hạt mít: Trong hạt mít có chứa tới 70% tinh bột. Hạt mít có thể luộc chín để ăn, hoặc luộc lên rồi đem rang ăn vừa thơm lại vừa bùi... Nhiều nơi hạt mít còn được dùng để chế biến một số món ăn: hầm chân giò lợn, phơi khô giã bột làm bánh...
Không chỉ khi chín mít mới được ưa dùng như vậy, quả mít non cũng được người dân dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Theo Đông y, các món ăn với mít non có nhiều tác dụng như: bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Ngoài những lợi ích trên, các phần của cây mít còn dùng để chữa trong một số bệnh như bệnh hen suyễn, mụn nhọt...
III Kỹ thuật trồng và canh tác:
III.1 Chuẩn bị đất và trồng mít
* Đất trồng mít
- Mít thích hợp với nhiều loại đất, nhưng đất phải thoát nước tốt không được ngập úng.
- Đào hố kích cỡ: 60cm x 60cm x 60cm trở lên, bón lót bằng các loại phân rác hoai mục, hoặc cây phân xanh ủ cho hoai.
- Bón lót trước khi trồng:
+ 01 kg vôi/hố (sau khi đào hố xong tiến hành bón vôi ngay)
+ Phân chuồng đã qua xử lý (XPF): 3 kg/hố
+ Lân Lâm Thao: 0,5 kg/hố
+ Chế phẩm Nolatri: 20g/hố
+ Phân NPK (20-20-15-TE+) : 50 g/hố
+ Bón 50 g thuốc Nokap/hố
- Cách bón:
+ Bón vào hố 3 kg phân chuồng, phân lân và 20g chế phẩm Nolatri, sau đó trộn đều.
+ Bón NPK xuống
+ Phủ lên 01 lớp đất mặt mỏng
+ Bón thuốc Nokap để phòng sâu và mối gây hại
+ Trồng cây vào nén chặt đất cho rễ cây và đất tiếp xúc nhau cây mau bén rễ.
* Mật độ, khoảng cách trồng:
- Hàng x hàng = 7m; Cây x cây = 6m (đất nghèo dinh dưỡng thì trồng dày hơn có thể là 6x5m hoặc 6x6m)
* Thời vụ trồng:
Thường trồng vào tháng 05 – 06 dương lịch, ưu điểm của vụ này vào mùa mưa, cây đủ độ ẩm để phát triển. Tuy nhiên nếu có đủ nước tưới trong mùa khô thì trồng trong mùa khô cũng được..
* Chuẩn bị cây giống:
Cây ghép mắt, gốc ghép trên 01 năm tuổi, cây cao 20 cm trở lên đựng trong bầu nylon đen kích cỡ 30 x 11 cm.
* Cách đặt cây giống:
+ Đặt cây sao cho bầu cây nằm ngang mặt đất, chú ý phần ngay mắt ghép phải nằm trên mặt đất.
+ Cây mít nếu trồng quá sâu rễ mít dễ bị nấm tấn công gây hại.
+ Trồng xong lấp đất chặt gốc để rễ mau tiếp xúc với đất
+ Vào mùa nắng khi đất khô cần tủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm.Cây
giống mít không hạt cao 50cm và cây trong bãi
Trái mít không hạt
III.2. Kỹ thuật chăm sóc
1/ Tưới nước:
Các lô mít sau khi lắp đặt hệ thống tưới xong, tưới lần đầu cho thật đẫm nước. Sau đó kiểm tra lượng nước tưới đủ bảo đảm cho cây thì những lần tưới sau định kỳ 05 ngày tưới 01 lần
- Thời gian tưới mỗi lần tuỳ thuộc vào tính chất đất của từng lô và phụ thuộc vào lưu lượng nước mạnh yếu của từng lô nhưng sau khi tưới xong đất phải có độ ẩm sâu xuống ít nhất là 30 cm.
2. Tiả cành, tạo tán.
- Phương pháp tỉa cành, tạo tán:
+ Để 03 cành cấp 1 đối xứng nhau cách mặt đất 50 m trở lên.
+ Tỉa bỏ bớt các cành nhánh cấp 1 nhỏ nằm san sát nhau trên thân chính, khoảng cách giữa các cành cấp 1 trên thân chính nên để là khoảng 20-30 cm trở lên.
+ Trên cành cấp 1 có rất nhiều cành cấp 2, cấp 3 và cấp 4, nên tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, 3, 4 đi , khoảng cách giữa 2 cành cấp 2 nên để lại là từ 10 cm trở lên và nên để đối xứng nhau để tạo cho tán cây có bộ khung cân đối và thông thoáng để giảm bớt khả năng gây hại của sâu ăn lá.
+ Nếu cây xuất hiện quả nên tỉa bỏ bớt, chỉ chừa lại 2 quả mọc trên thân chính ở năm thứ 03 cho trái bói. Từ năm thứ 4 trở đi, tùy khả năng của từng cây mà quyết định để số lượng trái nhiều hay ít.
- Khống chế chiều cao cây không quá 5-7m, tỉa bỏ những cành mọc thấp (<1m).
3. Bón phân cho cây.
* Cây năm 1:
- Sau trồng 02 tháng: bón 50 g phân NPK
- Sau trồng 04 tháng: bón 50 g phân NPK
- Sau trồng 06 tháng: bón 100 g phân NPK
- Sau trồng 12 tháng: bón 100 g phân NPK
* Cây năm 2: bón 1,5 kg phân NPK, chia làm nhiều lần bón để hạn chế phân bị mất đi do bốc thoát hơi và rửa trôi. Những lô mít bị mất sức nhiều do nắng hạn có thể bổ sung 150 g phân urê/gốc và chia làm 02 lần bón, mỗi lần bón 75gam.
này, lần sau móc 01 hố đối xứng hố cũ và bón vào.
* Cây năm 3: bón 2 kg phân NPK, chia làm nhiều lần bón để hạn chế phân bị mất đi do bốc thoát hơi và rửa trôi.
* Phương pháp bón:
- Phân urê dễ tan, bón trực tiếp vào gốc khi đất có độ ẩm và sau khi bón phải tưới nước cho phân tan hết.
- Phân NPK: nếu bón nổi khó tan thì bón vùi, lần này móc 01 hố bón một bên
- Mỗi tháng bón phân 1 lần vào lần tưới thứ 3 trong tháng (tức là ngày 20 hàng tháng).
4. Trừ sâu bệnh
Mít không hạt, mít Thái changai, mít nghệ nói chung là cây dễ trồng nên sâu bệnh hại cũng không nhiều. Nhưng vẫn cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh khi thật sự cần thiết, chứ không nên dùng định kỳ sẽ làm ô nhiễm môi trường và gây hại cho người phun xịt
Về sâu hại thì dùng các loại thuốc trừ sâu hóa học sinh học đang có trên thị trường phun để diệt
Về nấm bệnh dùng các loại thuốc trừ nấm bệnh có gốc carbendazim, để pun khi đã nhìn thấy bệnh vào mùa mưa, thường là bệnh thối trái
4. Thu hoạch và bảo quản
Độ già thu hoạch khi trái mít từ 100 - 120 ngày sau trổ hoa. Trái mít có mùi thơm nhẹ, gai nở đều. Khi thu hoạch dùng kéo cắt cành cắt ngang cuống trái và tránh để trái va trạm, chày xước và tiếp xúc xuống đất. Thu hoạch đúng độ chín, sau khi thu hái có thể sau 2-4 ngày mít sẽ tự chín ở nhiệt độ bình thường. Sau khi thu hoạch cần bảo quản mít ở nơi thoáng, không để trái tiếp xúc trực tiếp xuống đất. Mít có thể bảo quản được 3 - 4 tuần ở nhiệt độ 11-130C.
Thế Giới Cây Giống . since 1993
-- 20 năm tuyển chọ giống cây trồng --
Địa chỉ : Ấp 14 , xã Long Trung , huyện Cai Lậy , tỉnh Tiền Giang
0906194819 Hòa
Chi nhánh Miền Đông : Ấp 3 , xã Trừ Văn Thố , huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương
0988868620 Nhẫn
http://www.thegioicaygiong.com/Một số hình ảnh cây giống mít không hạt